CÁCH PHÂN BIỆT HÀNG NỘI ĐỊA VÀ XUẤT KHẨU NHẬT BẢN, TRÁNH MUA PHẢI HÀNG NHẬT GIẢ, HÀNG NHÁI KÉM CHẤT LƯỢNG
Không chỉ tin dùng hàng nội địa mới 100%, người Việt Nam còn sẵn sàng tiêu dùng hàng Nhật second hand. Từ xe đạp, máy khâu, nồi cơm điện đến máy lạnh nội địa Nhật … Đâu là lý do hàng Nhật được người Việt ưa chuộng?
* Như thế nào là nội địa và xuất khẩu?
1. Hàng nội địa Nhật (Japanese Domestic Market – JDM) là hàng hóa được sản xuất để tiêu thụ trong nước Nhật, cho dân Nhật dùng. Sản phẩm có thể có nguồn gốc từ những công ty Nhật hoặc những tập đoàn đa quốc gia sản xuất riêng cho thị trường Nhật.
Hàng Nhật Nội Địa cũng có thể được sản xuất tại Nhật hoặc nước thứ 2–3, nhằm mục đích giảm giá thành sản xuất. Nhưng sản xuất dưới sự giám sát chất lượng chặt chẽ của người Nhật, đạt chất lượng Nhật. Sau đó vẫn sẽ được chuyển về Nhật và chỉ phục vụ thị trường trong nước Nhật.
Các sản phẩm nội địa Nhật luôn đạt chỉ tiêu an toàn về chất lượng cao nhất. Hay có thể nói đơn giản là: “Cái gì tốt thì để lại trong nước cho người Nhật dùng”.
2. Hàng Nhật xuất khẩu (Oversea Market Exproted-OME) là hàng được sản xuất để cung cấp cho thị trường nước ngoài, về mẫu mã, ngôn ngữ, bao bì sẽ khác, nhưng vẫn được sản xuất bởi công nghệ Nhật, đảm bảo tiêu chí nghiêm ngặt về chất lượng mà Nhật đề ra, nhưng đôi khi vì là hàng xuất khẩu ra nước ngoài nên đã được điều chỉnh đề phù hợp hơn với thị trường bản địa. Giá hàng xuất khẩu thường thấp hơn so với hàng nội địa.
* Cách nhận biết hàng nội địa Nhật
1. Ngôn ngữ trên sản phẩm: Nếu bạn mua sản phẩm mà trên đó in bằng tiếng Anh thì đó rất có thể là hàng xuất khẩu. Hàng Nhật Nội Địa thì gần như 100% thông tin in trên bao bì sản phẩm là hoàn toàn bằng tiếng Nhật.
2. Bao bì, quy cách đóng gói: Trên mỗi nắp sản phẩm, đặc biệt là dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hay các sản phẩm chăm sóc làm đẹp da sẽ không có lớp màng bảo vệ bên trong nắp chai mà chỉ đơn thuần là vỏ nắp.
3. Hạn sử dụng: Một số mặt hàng Nhật nội địa sẽ không ghi ngày sử dụng. Đa số Nhật kiểm soát hàng của họ bằng CODE nên các sản phẩm mà không sử dụng được nữa họ sẽ thu hồi và tiêu hủy sản phẩm. Vậy nên các sản phẩm vẫn còn bán trên thị trường có nghĩa là vẫn đảm bảo an toàn, hạn sử dụng sẽ được ghi trên nhãn sản phẩm.
4. Hệ thống mã vạch: Mã vạch hàng Nhật nội địa chuẩn (standard version): 13 chữ số, phần đầu giống như short version, phần sau thêm mã số sản phẩm và mã số kiểm tra sản phẩm.
Nhưng tóm lại, để có thể chọn mua được các sản phẩm hàng Nhật nội địa tại Việt Nam là không hề dễ với những khách hàng trong nước không hiểu rõ về các sản phẩm Nhật nội địa. Và đây cũng là kẻ hở để nhiều bên lợi dụng.
Hiện nay tuy có rất nhiều thương hiệu Nhật tại Việt Nam, nhưng hầu hết là hàng xuất khẩu. Hàng mác nội địa thì ít hơn, chủ yếu là xách tay. Vì là con đường không chính thống nên sẽ gặp phải vấn đề về giá và chất lượng. Khách hàng có thể bị mua với mức giá đắt do hàng phải qua nhiều trung gian, hoặc mua hàng nhái kém chất lượng, hàng sản xuất ở Việt Nam nhưng bao bì giả Nhật, ...
إرسال تعليق